Thú chơi lan rừng làm cây cảnh
Lan rừng, với vẻ đẹp kiêu sa, rực rỡ cùng hương thơm nồng nàn, nên thú chơi lan rừng làm cây cảnh luôn là một trong những lựa chọn được nhiều người yêu thích. Không chỉ tô điểm cho không gian sống thêm sang trọng, tinh tế, thú chơi hoa lan rừng còn mang đến cho người chơi những phút giây thư giãn, an yên và bồi dưỡng tâm hồn.
Chơi lan rừng không chỉ là thú vui tao nhã mà còn là một cách để thể hiện cá tính và gu thẩm mỹ của mỗi người. Những giò lan đẹp được thể hiện qua bàn tay chăm sóc và tâm huyết của người chơi, để chăm sóc lan rừng hiệu quả, người chơi luôn phải đảm bảo điều kiện ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ phù hợp cho từng loại lan. Đặc biệt là việc tưới nước và bón phân cúng phải đúng cách thì cây phát triển mạnh mẽ và ra hoa đẹp.
Tản mạn về thú chơi lan rừng hiện nay
Nuôi trồng lan rừng cũng là một thử thách thú vị đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Việc tìm hiểu về đặc điểm sinh trưởng, nhu cầu dinh dưỡng và cách chăm sóc phù hợp cho từng loại lan là điều cần thiết để giúp cây phát triển khỏe mạnh và nở hoa rực rỡ.
Bên cạnh việc mang đến vẻ đẹp cho không gian sống, chơi lan rừng còn có thể mang lại giá trị kinh tế. Nhiều giò phong lan quý hiếm có thể sở hữu giá trị lên đến hàng chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Do vậy chăm sóc các loại lan rừng không chỉ đơn thuần là sở thích cá nhân mà còn có thể trở thành một kênh đầu tư sinh lời hiệu quả
Các loại lan rừng thường gặp
1. Lan trầm tím xưa
Cây lan trầm tím (Dendrobium Nestor) là kết quả lai tạo giữa hai loài lan phổ biến là Dã Hạc (Dendrobium anosmum) và Hoàng thảo tím (Dendrobium parishii). Loài lan rừng lai này được công nhận bởi Veitch vào năm 1893.
Khác với lan Dã Hạc (Den. anosmum) có thân dài 80cm - 1,5m và lan Hoàng thảo tím (Den. parishii) có thân mập mạp chỉ 20-40cm, loài lan trầm tím xưa sở hữu thân cây ngắn hơn, chỉ khoảng 30-40cm và vươn thẳng. Nhờ thừa hưởng đặc tính từ cả hai cây bố mẹ, chúng mang hương thơm nhẹ nhàng, thanh tao như hương trầm, thay vì mùi hắc thường thấy ở các loài lan khác. Hoa lan rừng trầm tím xưa mang vẻ đẹp của cả hai loài hoa cha mẹ, với sắc tím hồng rực rỡ.
Lan trầm tím xưa ghép bảng gỗ thân to khỏe
>>Xem thêm: Những mẫu hoa lan hồ điệp tím đẹp nhất
2. Hoàng Thảo Chuổi Ngọc
Lan Chuỗi Ngọc Điện Biên, còn gọi là Hoàng Thảo Điện Biên, sở hữu vẻ đẹp thanh tao với những bông hoa trắng tinh khôi điểm xuyết đốm tím nhẹ nhàng. Loài lan rừng này có nguồn gốc từ Điện Biên, ưa thích ánh sáng sáng và điều kiện nhiệt độ ấm áp. Chúng hoàn toàn là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích vẻ đẹp mộc mạc, thanh tao của thiên nhiên Tây Bắc.
Chăm sóc Lan Chuỗi Ngọc Điện Biên không quá phức tạp. Chỉ nên lưu ý giảm tưới nước và bón phân vào mùa thu và đông, cần tưới, bón khi cây có dấu hiệu tăng trưởng trở lại vào mùa xuân.
Hoàng thảo chuỗi ngọc
3. Thủy Tiên Cam
Loại hoa lan rừng này còn có tên gọi khác là Kiều Vàng. Chúng có thân tròn, hoa có màu giống với Thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri - thân vuông) và Thủy tiên Dendrobium palpebrae Lindl (thân vuông).
Lan rừng thủy tiên cam
Lan rừng phổ biến Thủy Tiên Cam là một loại lan sống bám trên cây khác, có chiều cao từ 30 đến 50 cm. Thân cây mảnh ở gốc, phình to ở giữa các đốt và có bốn cạnh. Lá mọc ở đỉnh, từ 2 đến 5 chiếc, có hình dáng thuôn dài giống ngọn giáo, dài từ 10 đến 12 cm, rộng từ 3 đến 4 cm, và khá dày. Cụm hoa dài từ 15 đến 20 cm, rủ xuống. Hoa có đường kính từ 2 đến 4 cm, màu vàng bóng tươi sáng. Cánh hoa rộng, mép có lông mịn và màu vàng nghệ.
Phân bố: Cây mọc ở miền Trung (Vinh, Quảng Trị, Kontum, Lâm Đồng) đến Nam bộ (Đồng Nai) và loài này còn phân bố ở Lào, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc.
4. Giả hạc trắng đài loan
Lan Giả hạc trắng thuộc dòng lan đa thân, với bụi lan được hình thành từ các giả hành qua các năm. Nhờ vẻ đẹp thanh tao và hương thơm quyến rũ, Giả hạc trắng nói riêng và lan Giả hạc nói chung luôn được người chơi lan ưa chuộng hơn so với các loại lan khác.
Đặc biệt nổi tiếng là các dòng Giả hạc rừng trắng Phú Thọ, Giả hạc trắng Di Linh và các loại Phi điệp ám. Những dòng lan này do người chủ vườn tự đặt tên và được bán với giá cao. Tuy nhiên, vẻ đẹp của các loại Giả hạc trắng phổ biến có nguồn gốc từ Đài Loan hoặc Thái Lan cũng không hề kém cạnh, với giá thành mềm hơn.
Giả hạc 5 cánh trắng họng tím
Vào mùa nghỉ, lan giả hạc trắng cần giảm lượng nước tưới và tăng cường ánh sáng để kích thích cây phân hóa mầm hoa (đối với cây trưởng thành). Để đảm bảo hoa cứng cáp và lâu tàn, khi hoa nở nên tránh tưới nước trực tiếp lên bông và đặt chậu lan ở nơi có ánh sáng vừa đủ, không quá thiếu sáng hoặc thừa sáng. Trong giai đoạn này, nên sử dụng phân bón có hàm lượng lân và kali cao để giúp cây cứng cáp, hoa cứng và bền màu hơn.
Để có được 1 chậu lan giả hạc trắng đẹp trưng trong bàn uống nước mỗi khi nở, các bạn nên trồng cây vào chậu sẽ dễ dàng hơn cho việc trưng cây sau này. Mỗi chậu có từ 2-5 ngọn khi nở sẽ rất bắt mắt. Các giá thể để trồng lan giả hạc trong chậu nhựa hoặc chậu đất có thể sử dụng than, vỏ thông, dớn cọng, dớn vụn.
>>Xem thêm: Bí ẩn đằng sau vể đẹp của loài hoa lan Hồ Điệp
Các loại lan rừng quý hiếm
Hoa lan rừng tại Việt Nam được xếp vào những loại cây thuộc dạng rất quý hiếm. Ngày nay, những người chuyên đi tìm và hái lan rừng cũng đã ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài lan quý hiếm. Nên việc tìm thấy những giỏ lan rừng có giá trị cao là vô cùng khó khăn. Hầu hết, người ta chỉ có thể tìm được những cây lan con nhỏ mới mọc từ hạt.
1. Lan thảo kèn
Đây là một trong những loài lan quý hiếm nhất tại Việt Nam nhờ vẻ đẹp rực rỡ. Có tên khoa học là Dendrobium Lituiflorum, thân cây khá lớn so với các loại lan rừng khác, thường rủ xuống khi cây dần trưởng thành. Độ dài trung bình của thân cây rơi vào 50-80 cm.
Loài lan rừng đẹp này nở hoa vào cuối mùa đông hàng năm, nở theo chùm khá lớn, rất thơm và lâu tàn. Kích thước của mỗi bông khoảng 6-7 cm, một chùm nhỏ có 2-3 bông.
Là một trong các loại lan rừng dễ trồng nhưng còn tùy vào thời tiết mỗi nơi. Có thông tin cho rằng mỗi cây hoa Thảo Kèn có giá từ 2 – 3 triệu đồng. Chính vì sự đắt đỏ của loài hoa lan rừng quý hiếm này mà người ta đã có ý định nuôi cấy đại trà để giảm thiểu mật độ săn lùng.
lan thảo kèn quý hiếm
2. Lan trần tuấn
Loài phong lan rừng này mang tên nhà khoa học Trần Tuấn Anh - người đã dày công tìm kiếm và nhân giống thành công. Ngoài ra, nó còn được biết đến với cái tên "Hoàng Thảo Lưỡi Tím" bởi sắc tím ấn tượng ở giữa bông hoa. Giá của mỗi cây dao động từ 2 triệu đồng, tùy thuộc vào thời điểm mua và độ đẹp của hoa.
lan trần tuấn - giống lan rừng quý hiếm đẹp
Năm 2001, "vua lan" Trần Tuấn Anh đã phát hiện ra loài hoa lan rừng quý hiếm này, tuy nhiên phải đến năm 2003, nó mới được chính thức công nhận. Lan Trần Tuấn sở hữu thân cây cao 15 - 20 cm với 4 - 14 đốt, lá dài 8 - 12 cm. Mỗi bông hoa có kích thước khoảng 4 - 5 cm, nở rộ vào mùa xuân mỗi năm. Nét độc đáo của loài hoa này nằm ở sự kết hợp hài hòa giữa sắc trắng tinh khôi ở rìa cánh hoa và sắc tím đậm dần về phía tâm, tạo nên một vẻ đẹp vừa kiêu sa, vừa bí ẩn.
3. Lan đơn cam
Tên đầy đủ của lan Đơn Cam là Hoàng Thảo Đơn Cam. Đây là loại lan rừng có xuất xứ từ Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Lan đơn cam thường được trồng ở các vùng có khí hậu mát mẻ như Kon Tum, Gia Lai,…
Hoa lan đơn cam quý hiếm
Màu cam rực rỡ của hoa là điều đặc biệt lôi cuốn người chơi lan rừng. Thỉnh thoảng hoa ngả sang màu cánh gián. Cánh loại hoa lan rừng này nhỏ, dài và cong, giữa cánh có các đường vân, lông màu cam sữa rất quyến rũ. Thân cây cao từ 10 – 15 cm và chỉ có từ 3 – 4 chiếc lá. Hoa thường nở từ tháng 2 đến cuối tháng 5, mùi thơm nhẹ giống mùi sáp màu.
Trồng lan Đơn Cam cũng như các loại lan rừng quý hiếm khác cần sự thoáng mát, nhiệt độ ổn định, không quá nóng cũng như không quá lạnh, nhiều ánh sáng tạo điều kiện cây quang hợp và tổng hợp chất.
4. Lan trầm vàng
Thuộc danh sách các loại lan rừng quý hiếm ở Việt Nam, lan Trầm vàng có vẻ đẹp rực rỡ và quyến rũ người xem. Loại hoa lan rừng đẹp này có mùi thơm khá nồng nàn chứ không thoang thoảng như các loài hoa khác.
Lan trầm vàng quý hiếm ở việt nam
Lan Trầm vàng thường được trồng trong chậu nhỏ chứ không gán vào thân gỗ. Khi trưởng thành cây có kích thước khá nhỏ, lá to, dẹt và dài. Hoa nở vào tháng 3 – 5 hàng năm. Bông hoa có độ lớn trung bình, màu vàng rực, hơi bóng nhẹ ở phía trong cánh hoa và có màu nâu nổi bật ở nhụy hoa.
Các loại lan rừng quý như Trầm vàng cần sự chăm sóc đặc biệt. Không nên tưới nước quá nhiều vì đất trồng lan là đất ẩm, chỉ nên tưới 1 tuần 2 lần dưới dạng phun sương. Tuy chăm sóc khó khăn nhưng khi nhìn thấy bông hoa đầu tiên nở bạn sẽ hiểu tại sao lại có những người yêu lan rừng đến vậy.
Các loại lan rừng nên trồng khi mới bắt đầu chơi lan
5. Phi điệp tím
Phi điệp tím là một trong các loại hoa lan rừng dễ trồng khi mới bắt đầu chơi lan, đây là một loài hoa lan rừng khỏe mạnh, dễ chăm, được ưa chuộng và được nhiều người săn đón nhất hiện nay.
Chính bởi vì phi điệp tím có nhiều mặt hoa với màu sắc, hình dáng họng, cánh hoa khác nhau từ các vùng khác nhau. Khi chơi phi điệp tím thì người chơi cũng không thể biết được mặt hoa cho đến khi hoa nở.
Lan rừng Phi Điệp Tím
Mặc dù phi điệp tím là một trong các loại lan rừng dễ trồng khi mới bắt đầu nhưng điểm trừ lớn ở nó là hiện nay nó rất đắt, tùy từng vùng mà dao động từ 3 đến 5 triệu/kg, có nơi trên 7 triệu/kg cây giống, các bạn có thể mua những cây có chậu nhỏ có 1 đến vài thân để sưu tầm.
6. Lan Hạc vỹ
Là một trong những loài hoa lan rừng phổ biến ở Việt Nam và cũng là một trong các loại lan rừng dễ trồng ở miền nam, nó thường nở hoa theo chùm vào tháng 4 đến tháng 8. Bông hoa lan Hạc Vỹ có màu trắng hoặc màu hồng nhạt, cánh hoa khá nhỏ, dài và nở xòe ra xung quanh. Mùa thu cũng là thời điểm mà lan hạc vỹ rụng lá nhiều nhất và chuẩn bị cho một chu kì mới tiếp theo.
Hoàng thảo hạc vỹ
Khi mới mua cây về bạn nên cắt rễ chỉ để lại khoảng 3 đến 4 cm để tránh nấm bệnh cho cây lan. Khi trồng lan hạc vỹ thì người chơi lan rừng nên chú ý đến vật liệu trồng cây, nếu sử dụng thân gỗ thì phải được ngâm bằng nước vôi loãng cho sạch nấm mốc và ngăn thân gỗ ngấm nước, tạo môi trường tốt cho cây lan được phát triển.
7. Lan vũ nữ
Một trong những loại lan rừng dễ trồng tiếp theo là lan vũ nữ. Loài hoa lan này mang trong mình một vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy. Thân cây của lan vũ nữ khá thấp, nhiều cành vươn lên từ 65 đến 70cm. Hoa mọc theo từng bông nhỏ trên cây, có phần môi khá lớn và người ta thường so sánh như chiếc váy của người vũ nữ đang nhảy múa. Một đặc điểm rất riêng là ba cánh hoa thì nhỏ, dài và thường có các vân đỏ.
Trồng lan vũ nữ không hề khó cho người mới chơi lan rừng
Thời điểm đẹp nhất để trồng lan vũ nữ là từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm. Chính bởi lúc đó là thời điểm giao giữa mùa xuân và mùa hạ nên nhiệt độ không quá lạnh cũng không quá nóng, đây là thời điểm thích hợp cho các loài lan sinh trưởng và phát triển.
Cũng giống như bao loài lan rừng khác, lan vũ nữ cần chậu hay giá thể có sự thông thoáng để giúp rễ cây hô hấp, không bị mốc và bị ứa động nước.
Hình ảnh đẹp của các loại lan rừng
Các loại lan rừng quý
Hình ảnh các loại lan rừng
Xem các loại lan rừng siêu đẹp
Tổng hợp các loại lan rừng
Các loại lan rừng quý hiếm thường gặp
>>XEM THÊM: NHỮNG MẪU HOA LAN HỒ ĐIỆP ĐỘT BIẾN ĐẸP NHẤT HIỆN NAY
CÔNG TY CP XNK HOA TƯƠI 360 - Dịch vụ cung cấp hoa tươi 63 tỉnh thành
Website: hoatuoi360.vn | hoalan360.com | hoavily.com
Shop hoa360 about.me/shophoa360 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét